当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Soi kèo góc Napoli vs Empoli, 1h45 ngày 15/4 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
TIN BÀI KHÁC
Chỉ nộp hồ sơ vào một trường duy nhất trong đợt nộp đơn sớm là ĐH Chicago, Giang Huyền Anh (học sinh lớp chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam) không thể ngờ con đường tới Mỹ của mình lại nhanh đến vậy.
Huyền Anh nhận được thư đồng ý với mức hỗ trợ tài chính lên tới 67.000 USD/năm dù vài ngày trước đó, nữ sinh trường Ams còn chuẩn bị bài luận cùng hồ sơ để sẵn sàng cho đợt tuyển tiếp theo của các trường đại học Mỹ.
“Em lựa chọn Mỹ là điểm đến với ước mơ về một môi trường giáo dục tiên tiến. Còn chọn ĐH Chicago, vì em nghĩ đó là nơi phù hợp với cá tính của bản thân mình”.
Sự phù hợp mà Huyền Anh nhắc tới là việc trường sẵn sàng chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của bất kỳ sinh viên nào.
“Mọi người nói em hơi dị, vì em thường hay đặt câu hỏi về tất cả mọi thứ, ví dụ như ‘Tại sao chúng ta gọi cá heo là cá, trong khi chúng là động vật có vú?’. Những câu hỏi về sự thật khác với bề ngoài hay sự thật khác với định nghĩa do con người đặt ra là điều em thắc mắc từ rất lâu”.
Những trăn trở này đã được Huyền Anh đưa vào bài luận cá nhân của mình.
“Trong bài luận dài 650 chữ, em đã nói về Triết học và Thiền. Em viết về việc vạn vật đều có kết nối và đều là một bản thể liên kết với nhau.
Em đã khá băn khoăn về khái niệm chính xác của vạn vật. Chúng ta thường cố gắng phân tách hay phân loại từng sự vật, ví dụ, cà chua, dưa chuột là rau hay quả. Nhưng gần như không có một sự vật nào có thể định nghĩa một cách rõ ràng cả. Ví dụ, cá heo thực ra là cá hay động vật có vú? Việc chúng ta cố gắng phân loại mọi thứ khác nhau và làm mọi thứ trở nên logic là một việc khá mệt mỏi.
Do vậy, em tìm đến Thiền và tìm đến triết lý ‘vạn vật đều liên kết, đều là một phần của Phật và không thể được định nghĩa’ như một sự giải thoát hoặc một sự khai sáng”, Huyền Anh nói.
Giang Huyền Anh (học sinh lớp chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam)
Nữ sinh cho rằng, việc cô viết bài luận này không đơn thuần chỉ để xin học bổng tại các trường mà cô nhắm đến, càng không phải chỉ để đỗ vào ĐH Chicago. Huyền Anh viết bài luận này xuất phát từ những trăn trở đã hình thành từ rất lâu.
“Triết học không có gì cao siêu như mọi người vẫn tưởng. Em nghĩ bản chất của triết học là xem xét những sự không thống nhất trong cuộc sống để đào sâu, suy xét kỹ. Nguồn gốc của nó xuất phát từ thực tế nên không có gì quá khó hay khô khan. Thật may, bài luận này của em đã được trường chấp nhận”.
![]() |
Yêu thích triết học, Giang Huyền Anh từng là Chủ tịch Câu lạc bộ Triết học của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.
“Tại đây, em được gặp những người truyền cho em cảm hứng. Đó là những người bạn, người anh, chị đi trước, là thầy cô luôn ủng hộ chúng em hết lòng để phát triển tư duy phản biện.
Mỗi tuần, chúng em thường dành ra một vài buổi để cùng nói về một chủ đề, cùng đặt câu hỏi và thảo luận. Các chủ đề của buổi sinh hoạt có thể là bất cứ thứ gì, từ đạo đức, tình yêu, giới tính,…miễn là có người còn thắc mắc và có nhu cầu muốn tìm hiểu sâu hơn về chúng”.
Huyền Anh lấy ví dụ, các thành viên từng cùng bàn luận về chuyện biểu diễn trên sân khấu. Ở cuộc sống bình thường, mọi người không thích đàn ông hay phụ nữ có cử chỉ của giới còn lại. Nhưng trong môi trường khác như biểu diễn, mọi người lại chấp nhận điều đó.
“Tại sao ở môi trường sân khấu và ngoài đời lại có những suy nghĩ bất đồng như vậy? Tại sao khán giả thường chấp nhận sự lệch pha ở trong môi trường biểu diễn một cách dễ dàng hơn ngoài đời”, hàng loạt những câu hỏi được cả nhóm đặt ra và cùng ngồi lý giải.
“Có nhiều điều tạo nên con người em hiện tại”
Trả lời về việc làm thế nào để có thể thuyết phục được ĐH Chicago với mức hỗ trợ tài chính “đáng mơ ước”, Giang Huyền Anh cho rằng, điều đó phụ thuộc vào việc bản thân phải thể hiện cho ban tuyển sinh thấy mình là người như thế nào.
7 năm làm lớp trưởng, Huyền Anh còn là thành viên của câu lạc bộ nhạc rock, câu lạc bộ tranh biện. Nữ sinh từng tham gia đội tranh biện không ủng hộ vấn đề “tô hồng những phong trào LGBT hiện tại” trên chương trình tranh biện Trường Teen của VTV7; vô địch Giải Tranh biện nghiệp dư cấp quốc gia năm 2019.
“Những hoạt động ngoại khóa em từng tham gia không quá nhiều nhưng đều là những điều em rất tâm huyết. Em cũng nghĩ mình may mắn khi được ở trong những môi trường có thể giúp em phát triển bản thân một cách toàn diện và góp phần tạo nên con người em hiện tại”, Huyền Anh nói.
Huyền Anh tranh biện trong chương trình Trường Teen của VTV7
Huyền Anh cũng tự nhận mình là người có những sở thích vui nhộn và luôn muốn làm người khác vui vẻ. Vì thế, khi ĐH Chicago yêu cầu ứng viên phải làm một video dài 2 phút để tự giới thiệu về bản thân, nữ sinh không ngần ngại quay một loạt những khung hình dí dỏm như đang nhảy múa trên đường Hoàng Diệu hay tự nấu mì tôm (dù thất bại) tại nhà.
“Em muốn thể hiện đúng tính cách của mình, bên cạnh một con người có chiều sâu suy tưởng”.
Trong thời gian chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển vào các trường đại học Mỹ, Huyền Anh cũng thực hiện nhiều dự án cá nhân và chuẩn bị cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (25-27/12/2020).
Dự án dịch thơ là một hoạt động cá nhân nữ sinh đang thực hiện với trên 50 bài thơ được dịch từ thời Thơ Mới đến những năm 90.
“Em mong muốn có thể đưa thơ Việt Nam đến gần hơn tới bạn đọc quốc tế. Để làm được điều này, em dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu về văn học Việt Nam, lịch sử văn học, cách phân tích các biện pháp tu từ và ý đồ của các tác giả để dịch thơ sát hơn”.
Đỗ vào ngôi trường mình mơ ước trước 5 tháng tốt nghiệp THPT, Huyền Anh cũng dự định sẽ dành thời gian học một ngôn ngữ mới, đọc thêm nhiều sách lịch sử trước khi ra môi trường quốc tế.
Nữ sinh bày tỏ sự biết ơn bố mẹ vì đã cho mình một môi trường có đầy đủ các yếu tố để có thể phát triển mà không hề cảm thấy bị áp đặt.
“Từ trước đến nay bố mẹ không đặt nặng thành tích nhưng rất coi trọng việc học. Bố mẹ rất ít khi so sánh em với các bạn khác nhưng lại chặt chẽ trong việc em có tiến bộ hơn bản thân của ngày hôm qua.
Từ rất sớm em đã học cách tự đặt tiêu chuẩn cho bản thân. Đến khi lớn hơn, em luôn có cảm giác mình phải học, phải có kỷ luật cho bản thân mà không cần ai thúc ép”, Huyền Anh chia sẻ.
Thúy Nga
Là học sinh giỏi của Trường THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng), Hạnh An ngỡ sẽ theo học ngành Kiến trúc hoặc ĐH Bách khoa Hà Nội. Nhưng cuối cùng, cô gái nhỏ "lạc bước" đến Canada rồi sang tận nước Mỹ.
" alt="Nữ sinh trường Ams giành học bổng ĐH Chicago nhờ bài luận về triết học"/>Nữ sinh trường Ams giành học bổng ĐH Chicago nhờ bài luận về triết học
Quyền Trân là con gái thứ 2 của anh. Cô bé vốn ngoan ngoãn, hiền lành và hiếu thuận. Từ nhỏ, biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình, con luôn cố gắng học thật tốt để cha yên lòng. Thế nhưng một ngày đầu năm 2018, tai họa bất chợt ập đến với con.
Anh Tuấn bùi ngùi: “Đợt đó bé hay than nhức đầu, mấy hôm sau con đi học về thấy mặt mày xanh lét, đi tiểu ra máu. Lúc đầu, bà nội bé tưởng là kinh nguyệt, nhưng về sau càng ngày càng thấy máu nhiều quá mới đưa con đi bệnh viện. Bác sĩ nói bị suy thận mãn giai đoạn cuối mất rồi, ngay lập tức được chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng 2 chạy thận luôn cho đến nay”.
![]() |
Người cha bần thần thương xót con gái sớm thiếu vắng tình thương của mẹ, giờ lại bị bệnh tật bủa vây. |
Quyền Trân mắc bệnh ở tuổi đang bắt đầu lớn, thường ngại ngùng, mặc cảm. Vốn đã ít nói, từ khi bị bệnh, con càng thêm trầm mặc. Sau một thời gian chạy thận, bệnh của con biến chứng dẫn đến suy tim, tay chân bầm tím, nhức mỏi. Con ăn không ngon và ngủ cũng không yên giấc.
“Mấy ngày đầu con bé phải ở bệnh viện để theo dõi, bà nội bé lên chăm sóc để tôi đi làm kiếm tiền. Nhưng mới được khoảng 3 ngày thì bà đuối sức, không gắng nổi. Con gái lớn của tôi lại khờ khạo, vậy là tôi phải nghỉ làm từ đó”, anh Tuấn tâm sự.
Khoảng thời gian đầu Quyền Trân chạy thận, anh thường đưa con đi về trong ngày. Từ huyện Cái Bè, Tiền Giang, 2 cha con phải thức từ lúc trời còn đêm đen để lên đường. Sau khi chạy thận xong trở về nhà thì trời cũng tối.
Nhẩm tính chi phí đi lại quá tốn kém, để tiết kiệm tiền, anh quyết định đưa con lên bệnh viện, những ngày không chạy thận thì kiếm một góc trong khuôn viên nghỉ tạm. Thế nhưng đầu năm 2020, dịch Covid-19 khiến các bệnh viện đều phải xiết chặt an ninh, bệnh nhân ngoại trú không được ở lại nữa, bắt buộc anh phải kiếm phòng trọ để con gái có chỗ nghỉ ngơi.
“Ở trọ ngột ngạt, những ngày nắng nóng, con bé cứ phải nhúng ướt khăn đắp lên người để làm mát, đêm cũng chẳng ngủ được, cứ ngồi một góc. Tôi là đàn ông, nhiều việc không quan tâm hết được, nhiều lần con bé thèm được mẹ chăm sóc như những đứa trẻ khác mà tôi không biết phải làm sao”, người cha cúi đầu bất lực.
![]() |
Anh Đặng Văn Tuấn đứng ngồi không yên vì lo lắng khoản chi phí sắp tới cho con gái chạy thận. |
Năm Quyền Trân 3 tuổi, mẹ con bỏ đi. Con chỉ được gặp lại 1 lần duy nhất vào 2 năm sau đó, khi mẹ về làm thủ tục ly hôn. Từ đó đến nay, con không có mẹ.
Trước khi bé Trân mắc bệnh, anh Tuấn gửi 3 đứa con ở nhà cho cha mẹ trông nom giùm, một mình tiếp tục lên Bình Dương làm phụ hồ. Thỉnh thoảng anh lại gom góp gửi tiền về.
Người cha đơn thân trầm mặc: “Trước đây nhà nghèo, lại đông em nên tôi không được đi học, giờ vẫn không biết chữ. Cứ tự nhủ phải ráng làm để nuôi cho 3 đứa nhỏ học hành đàng hoàng, không ngờ bé mắc bệnh, con gái lớn cũng sớm phải nghỉ học. Giờ chỉ còn bé út đang học lớp 6, mà cũng chả biết con học được đến đâu. Trước mắt tôi chỉ mong có tiền chữa bệnh cho bé Trân thôi”.
Anh Tuấn cũng từng vài lần tìm cách liên lạc với mẹ của Quyền Trân, hy vọng có thể hỗ trợ chăm con để anh đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho con, nhưng không có tin tức gì.
Suốt mấy năm nay, 2 cha con anh được các nhà từ thiện và các cha mẹ bệnh nhi khác thương tình mà giúp đỡ, nhưng giờ dịch bệnh, ai cũng lâm vào khó khăn. Cha mẹ anh lại già yếu, nghèo khó, chẳng thể hỗ trợ thêm được gì.
“Tôi có thể nhịn đói, nhưng con không được lọc máu thì sẽ chết mất. Xin hãy giúp con tôi với!”, người cha nghèo khẩn khoản cầu xin.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Cha nghèo đơn thân khẩn khoản xin giúp con gái được tiếp tục chạy thận
Nhận định, soi kèo Como vs Torino, 22h59 ngày 13/4: Sân nhà là tất cả
Trang phục và cách trang điểm của cặp đôi cũng rất giản dị, nhẹ nhàng. Điều này khiến cho cộng đồng mạng hết sức hứng thú, không ngớt lời khen ngợi dành cho cặp đôi. Mọi người còn cho rằng đây là “Bộ ảnh cưới đẹp nhất”.
Bộ ảnh cưới thu hút sự quan tâm đông đảo của cư dân mạng.
“Tuy điều kiện làm việc tại vùng núi còn khó khăn và thiếu thốn nhưng chúng tôi đã kiên trì dạy học tại đây 4 năm rồi. Chúng tôi đã cùng nhau vượt quá rất nhiều khó khăn, cùng kiên trì mang con chữ, kiến thức đến các em học sinh. Mang lại hy vọng về tương lai tươi sáng cho những trẻ em ở vùng núi”, cặp đôi nói.
“Kỳ nghỉ đông năm nay chúng tôi sẽ kết hôn. Ban đầu chúng tôi cũng tìm kiếm một công ty tổ chức đám cưới để chụp ảnh như các cặp đôi khác. Chúng tôi dự định đến Lệ Giang, Hải Nam, trung tâm tỉnh Vân Nam để chụp ảnh cưới. Tuy nhiên, chi phí khá cao, để tiết kiệm tiền chúng tôi đã quyết định thực hiện một bộ ảnh cưới đơn giản ngay tại chính nơi làm việc của mình. Vợ tôi cũng đã chuẩn bị rất nhiều trước khi chụp. Cô ấy mua rất nhiều giấy đỏ và viết lên đó những dòng chữ hạnh phúc và các khẩu hiệu ý nghĩa về công việc giảng dạy của mình”, thầy Hậu chia sẻ.
Trong buổi chụp ảnh của cặp đôi này đã có rất nhiều học sinh tự nguyện đến giúp đỡ, chụp ảnh cùng thầy cô. Khi thấy váy của cô Lôi dài và khó đi, một số em học sinh còn giúp cô nâng váy. Một số em khác còn lên núi hái hoa cầm tay cho cô Lôi.
“Bộ ảnh này của chúng tôi không chỉ đơn thuần là những bức ảnh cưới. Nó còn thể hiện một góc độ khác của môi trường giáo dục tại các vùng núi. Chúng tôi biết rằng ở những vùng sâu vùng xa thứ còn nhiều thiếu thốn nhất là các giáo viên giỏi.
Trường tôi có hơn 80 em học sinh nhưng chỉ có 3 giáo viên phụ trách và giảng dạy. Điều này khiến cuộc sống của chúng tôi rất bận rộn, đôi khi còn “quá tải”. Vì thế chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều giáo viên đến đây dạy học hơn”, thầy Hậu nói.
Cũng theo thầy Hậu, mỗi năm ở vùng núi này có hơn 200 ngày sương mù dày đặc. Mùa đông tuyết rơi kéo dài, thời tiết lạnh giá nhưng các em học sinh vẫn bất chấp gió tuyết để đi bộ một giờ đồng hồ đến trường. Điều này càng khiến thầy thêm gắn bó, yêu và quyết tâm với nghề dạy học tại đây.
Đỗ Nhung(Theo Xinhuanet)
Niềm vui cả đời của cô dâu đồng thời là giáo viên mầm non được sự tham gia và cổ vũ nhiệt tình của khách mời nhí vô cùng đặc biệt này.
" alt="Bộ ảnh cưới gây sốt của thầy cô giáo miền núi"/>Trong khi đó, HLV Chung Hae Seong cũng đáp tạ bằng lời cảm ơn đến CLB, đặc biệt là CĐV đội bóng Sài thành: "Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến mọi người! Trong 2 năm vừa qua đội bóng đã gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi đã vượt qua và có được hai mùa giải thành công, tất cả đã đoàn kết và luôn hỗ trợ nhau.
HLV Chung Hae Seong có 2 năm dẫn dắt TPHCM |
Cá nhân tôi cũng đã làm hết khả năng của mình nên bây giờ tôi không cảm thấy buồn. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn và chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe. Kết quả thi đấu năm nay không bằng năm ngoái, tôi nghĩ nhiều người sẽ thất vọng nhưng bản thân tôi không nghĩ vậy.
Hai năm vừa qua tôi đã nỗ lực thay đổi từ văn hóa đến sự chuyên nghiệp của CLB. Tôi muốn chúc CLB có được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai".
Chiến lược gia người Hàn Quốc gửi lời xin lỗi các học trò vì còn rất nhiều việc phải làm nhưng lại ra đi, đồng thời khẳng định đội bóng cần đoàn kết mới thành công:"Hẹn gặp lại các bạn. Đội bóng có 30 cầu thủ. Nếu 30 người này không đoàn kết thì không thể thành công được".
HLV người Hàn Quốc chúc TPHCM thi đấu đoàn kết |
Chia tay CLB TPHCM, HLV Chung Hae Seong vẫn ở lại TPHCM dự lễ cưới Nguyễn Công Phượng, sau đó mới cùng ê-kip trở về Hàn Quốc.
HLV Chung Hae Seong dẫn dắt CLB TPHCM từ đầu mùa 2019, sau khi chia tay HAGL. Ông thầy người Hàn có 58 trận đấu chính thức trên cương vị HLV trưởng, giành 29 trận thắng, 11 trận hòa và 18 trận thua. Sau khi giúp TPHCM giành ngôi Á quân V-League 2019, HLV người Hàn Quốc từng nói lời chia tay với TPHCM giữa mùa giải 2020 nhưng sau đó bất ngờ trở lại ghế HLV trưởng.
Chia tay HLV Chung Hae Seong, lãnh đạo CLB TPHCM chưa thông báo về người lên thay. Một số nguồn tin cho hay, có thể đội bóng Sài thành đang ve vãn, tiếp xúc với cựu HLV Thái Lan Kiatisak. Hiện Zico Thái vẫn đang rảnh rỗi sau khi rời ghế HLV trưởng đội bóng chùa Vàng và một thời gian ngắn dẫn dắt CLB Cảng Thái.
Video HLV Chung Hae Seong nói lời chia tay CLB TPHCM:
Huy Phong
" alt="Chia tay HLV Chung Hae Seong, CLB TPHCM sắp đón Kiatisak"/>Luật Nhà ở 2023 quy định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất hoặc bố trí quỹ đất khác để làm nhà ở xã hội, hoặc đóng bằng tiền. Việc quyết định một trong ba hình thức trên do UBND cấp tỉnh xem xét. UBND TP HCM vẫn đang cân nhắc việc xây dựng các tiêu chí cụ thể để thực hiện quy định này.
Góp ý với UBND TP HCM, HoREA kiến nghị chỉ nên áp dụng quy định dành 20% đất dự án thương mại làm nhà ở xã hội với các dự án nhà ở bình dân vì loại hình này không có sự khác biệt đáng kể về giá với nhà ở xã hội. Riêng các dự án nhà ở thương mại cao cấp và trung cấp, thành phố nên cho phép doanh nghiệp không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án để xây nhà ở xã hội (trừ trường hợp chủ đầu tư tự đề xuất xây dựng). Thay vào đó cho chủ đầu tư được đề xuất bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác ngoài phạm vi dự án hoặc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất.
Lý giải đề xuất trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho biết việc triển khai nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của dự án nhà thương mại cao cấp và trung cấp sẽ khó khả thi vì giá bán có thể lên rất cao, vượt khả năng tài chính của nhóm mua nhà ở xã hội. Các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng và chi phí quản lý sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án cao cấp và trung cao cấp hiện nay đều rất cao, thậm chí vượt qua giá bán của nhiều dự án nhà ở thương mại trung cấp, bình dân.
Đề xuất dự án cao cấp không cần dành 20% quỹ đất làm nhà xã hội